Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tủ hấp cơm công nghiệp, với nhiều mẫu mã và kích thước khác nhau, nhưng cách sử dụng nó thì nhiều người vẫn chưa biết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng tủ hấp công nghiệp một cách dễ dàng.
I.Những điều cần biết khi sử dụng tủ cơm
1.Công dụng Tủ cơm :
Tủ cơm có thể dùng để nấu cơm, tủ hấp giò chả, tủ hấp bánh bao, tủ hấp xôi, tủ hấp gà, tủ hấp các loại hải sản và một số thực phẩm khác và tuỳ theo từng loại sản phẩm thì có thời gian hoàn thành khác nhau.
Tủ cơm được dùng phổ biến trong các khu công nghiệp, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trong các doanh trại quân đội, các cửa hàng ăn.… và điều quan trọng của tủ cơm là tiết kiệm được diện tích cũng như tránh lãng phí gạo do khi thổi bằng phương pháp truyền thống thì tạo cháy nhiều gây lãng phí và độ chín của cơm không đều (do nhiệt từ dưới lên) khác với tủ nấu là hơi nóng được bao phủ xung quanh hạt gạo nên chín đều, thời gian để tạo thành phẩm nhanh hơn, trong khi đó thì nhân lực ít hơn.
2. Hướng dẫn sử dụng tủ nấu cơm:
+ Thời gian cơm chín từ khoảng 70 – 90 phút, tùy vào lượng gạo cho vào khay nấu để hẹn giờ.
+ Tuyệt đối không để cạn nước trong bể chứa thanh nhiệt (Cạn nước sẽ gây thanh nhiệt cháy đối với tủ điện)
+ Khi cơm chín nên để chờ 5 phút để lượng hơi trong tủ bớt đi rồi mở ra từ từ tránh trường hợp hơi phả vào người.
+ Không nên mở tủ khi đang nấu cơm.
+ Nên vệ sinh sạch sẽ sau mỗi ngày. (Tắt điện để tủ nguội rồi hãy vệ sinh)
3. Phương thức vận hành tủ cơm:
+ Sau khi vệ sinh các khay cơm của tủ nấu cơm và vo sạch Gạo thì cho vào khay theo định lượng của từng loại tủ và tuỳ theo công suất cho lượng gạo ở mỗi khay (Từ 4 – 5 Kg Gạo, tuỳ theo độ nở của gạo), đổ nước vào các khay như nấu cơm bình thường, sau khi đã cho đủ gạo theo yêu cầu của tủ thì người dùng bắt đầu đẩy các khay vào trong tủ theo các rãnh của tủ đã được định vị sẵn, sau đó đóng tủ bằng các chốt cài.
+ Trước khi bật nguồn cấp nhiệt cho tủ cơm người dùng phải kiểm tra kỹ càng tủ cơm đã được khoá kỹ chưa đã cấp nước cho tủ chưa, sau đó tiến hành bật nguồn cung cấp năng lượng và đợi trong thời gian yêu cầu của thông số kỹ thuật tủ cơm.
+ Trước khi mở tủ ra lấy cơm thì người dùng phải tắt nguồn cấp nhiệt. Điều đó rất quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng tủ cơm, những điều lưu ý này nên được dán vào cửa tủ.
+ Sau khi đã sử dụng người dùng nên vệ sinh tủ vét sạch những hạt cơm rơi vãi và làm sạch các khay chứa cơm và tốt nhất làm khô khay trước khi cho vào tủ cơm.
Ghi chú an toàn:
- Nối đường Gas cho tủ cơm nên tránh xa nguồn lửa cho an toàn, kiểm tra kỹ xem gas có bị rò rỉ không trước khi sử dụng (Thử bằng bọt xà phòng các mối nối dây gas ).
- Để tủ cách tường tối thiểu 20 (Cm), sung quanh tủ nên để thoáng nhằm đảm bảo Oxi cho sự cháy. ( Đối với tủ dùng Gas)
Chức năng tủ điện:
Tổng công suất: 6Kw (3 thanh điện trở, mỗi thanh 2 Kw, có thể dùng điện 1 Pha, hoặc 3 Pha)
Tủ điện trang bị hệ thống hẹn giờ (Hết thời gian cài đặt tủ sẽ tự tắt )
Hệ thống báo hết nước (khi hết nước tủ sẽ tự động ngưng hoạt động và báo động bằng còi hú để người dùng biết )
như vậy việc vận hành tủ cơm người dùng chỉ cần kiểm tra nước và bật công tắc và tủ tự vận hành.
So sánh lợi ích kinh tế giữa tủ cơm dùng điện và dùng gas:
Dùng Điện: Tiêu thụ khoảng 8 Kw x 2.000 ( giá 1 Kw Điện khoảng 2.000) = 16.000 VNĐ / lần nấu
Dùng Gas: Tiêu thụ khoảng 2 Kg x 32.000 (Giá 1 Kg gas) = 64.000 VNĐ/ lần nấu
Như vậy một lần nấu: 64.000 – 16.000 = 48.000 VNĐ / lần nấu
Đầu tư ban đầu tủ điện giá thành cao hơn 5.000.000 so với tủ dùng Gas.
nhưng về lâu dài rõ ràng tủ điện lợi hơn nhiều so với dùng gas ( nấu 1,5 tháng lấy được tiền tủ điện).
Vui lòng liên hệ INOX HẢI DƯƠNG theo số HOTLINE: 0969 970 328 để được TƯ VẤN – BÁO GIÁ các sản phẩm inox công nghiệp, thiết bị inox.